何 乙支 譜 族 娥 媚 上 村 青 玫 社 清 威 縣 河 內 城 浦

(娥媚上村青玫社清威縣河內城浦)

Ẩm thủy tư nguyên


Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

CÁC LOẠI TUỔI TRONG MỘT CON NGƯỜI


Người Việt rất coi trọng tuổi, vì thế trong tiếng Việt "tên" với "tuổi" thường đi liền. Có điều, loại tuổi mà chúng ta thường hỏi thăm, mừng tuổi trong dịp đầu xuân chỉ cung cấp rất ít thông tin liên quan đến sự biến đổi về tố chất của con người. Trong khoa học còn sử dụng nhiều loại tuổi khác.
Tuổi thời gian
Thứ tuổi chúng ta thường hỏi thăm nhau hằng ngày, khoa học gọi là "tuổi thời gian", ký hiệu là CA (Chronological Age), chỉ thời gian một con người đã sống, tính từ khi sinh ra trên đời. Tuổi này cũng có thể gọi là "tuổi hành chính", vì được sử dụng trong các thứ giấy tờ như giấy khai sinh, chứng minh thư, hộ khẩu... Tuy nhiên, loại tuổi này không phải lúc nào cũng tương xứng với trình độ phát triển của con người trên các phương diện, do đó trong một số lĩnh vực khoa học như sinh học, y học, tâm lý, giáo dục, xã hội học... người ta còn sử dụng những loại tuổi khác.
Tuổi sinh lý
Tuổi sinh lý phản ánh mức độ phát triển của con người về mặt sinh lý. Các kết quả quan sát và nghiên cứu cho thấy ở vùng nhiệt đới, ở những nơi có điều kiện dinh dưỡng tốt, tốc độ phát triển về sinh lý thường sớm hơn độ tuổi thời gian. Còn ở vùng hàn đới, những nơi có điều kiện dinh dưỡng kém và những người mắc một số chứng bệnh mạn tính, tốc độ phát triển về sinh lý thường tụt hậu so với thời gian. Ví dụ, trong số những bé gái 10 tuổi, một số em đã có kinh nguyệt, trong khi ở một số khác lại chưa có những đặc trưng về mặt giới tính. Tốc độ phát triển về sinh lý của con người phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, chế độ dinh dưỡng, các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội... Nói chung, sự phát triển của con người về mặt sinh lý thường không đồng bộ với thời gian sống. Vì vậy không thể coi "tuổi sinh lý" và "tuổi thời gian" là giống nhau.
Tuổi trí lực
Trong giáo dục, người ta sử dụng chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quetidient). IQ thực chất là loại "tuổi trí lực" - MA (Mental Age), vì nó phản ánh trình độ phát triển về trí lực của con người.
Nói cụ thể hơn, chỉ số IQ được tính toán dựa trên "mức phát triển tiêu chuẩn", tương ứng với từng độ tuổi. Thí dụ, một em bé 10 tuổi trả lời đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm - được coi là chuẩn mực về phát triển trí lực của trẻ 10 tuổi - thì sẽ có IQ = 100. Nếu đó là em bé thông minh khác thường, không những trả tốt các câu hỏi dành cho 10 tuổi, mà còn trả lời đầy đủ những câu hỏi của tuổi 12, thì sẽ có chỉ số IQ = 120. Ngược lại, một em bé 10 tuổi không có khả năng trả lời đúng tất cả câu hỏi của độ tuổi mình, mà chỉ trả lời đúng những câu hỏi của trẻ 8 tuổi, thì IQ khi đó bằng 80.
Các số liệu trắc nghiệm trong nhiều năm cho thấy, đại đa số dân chúng có số trí lực trung bình, tức là IQ xấp xỉ bằng 100; khoảng 18% có IQ cao hơn trung bình (110 - 119) và 15% có IQ thấp hơn trung bình (80 - 89). Những người có IQ từ 120 trở lên được xem là thông minh đặc biệt; còn IQ thấp hơn 70 thì xếp vào loại trí lực chậm phát triển, thấp hơn nữa là các dạng khuyết tật trí lực... Tuy nhiên, tuổi trí lực hay IQ chỉ phản ánh tương đối đúng về khả năng theo học trong các trường phổ thông, mà chưa thể phản ánh đầy đủ mức độ thông minh thực sự, cũng như năng lực tiềm ẩn trong một con người.
Tuổi tâm lý
Loại thứ 2 là "tuổi tâm lý". Tuổi tâm lý bao quát cả tuổi trí lực; nó phản ánh những đặc trưng tâm lý của con người theo từng độ tuổi. Các chuyên gia tâm lý cho rằng cuộc sống tâm lý của con người có giai đoạn chính: tuổi ấu thơ, tuổi trước mẫu giáo, tuổi mẫu giáo, tuổi đi học, tuổi vị thành niên, tuổi trung niên và lão niên. Mỗi một thời kỳ đều có những đặc trưng nhất định về mặt tâm lý. Ví dụ, trong độ tuổi mẫu giáo, hoạt động tâm lý ở trẻ nhỏ thiên về trực giác, tuổi thanh xuân nhiều mơ mộng, tuổi lão niên thường hoài cổ...
Tuổi xã hội
Tuổi này phản ánh về năng lực xử sự và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xã hội của mỗi con người; cũng có thể gọi là trình độ xã hội hóa của con người. Tuổi xã hội phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hóa, sự từng trải, kinh nghiệm sống và mức độ thành thục về phương diện tâm lý. Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường thấy có một số em mới ít tuổi mà xử thế đã rất lão luyện, thích ứng rất nhanh với những biến động trong xã hội; trong khi đó có một số người tuổi đã lớn mà cư xử như trẻ con, đối với những sự việc diễn ra trong cuộc sống vẫn ngô nghê như "gà công nghiệp".
Tuổi tổng hợp
Từ thời xa xưa, người phương Đông thường sử dụng một loại tuổi khác, có thể gọi là "tuổi tổng hợp", vì bao gồm sự phát triển con người về trí lực - tâm lý - xã hội, đồng thời còn đề cập tới những mục tiêu cụ thể, trong từng giai đoạn.
- Giai đoạn 1: "Thập hữu ngũ nhi chí vu học" - nghĩa là 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học; nói cách khác, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.
- Giai đoạn 2: "Tam thập nhi lập" - 30 tuổi lập thân, lập nghiệp - đã trụ vững, có nghề nghiệp, việc làm, có khả năng nuôi sống bản thân và gia đình, đã xác định vị trí của mình trong xã hội.
- Giai đoạn 3: "Tứ thập nhi bất hoặc" - 40 tuổi không còn mê hoặc, đến tuổi này thì đã chín chắn, lịch duyệt; có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn nghi ngờ (bất hoặc).
- Giai đoạn 4: "Ngũ thập nhi tri thiên mệnh" - 50 tuổi thì biết rõ sứ mệnh của mình; đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.
- Giai đoạn 5: "Lục thập nhi nhĩ thuận" - 60 tuổi thì không còn chướng tai gai mắt; do lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn - nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ); không như tuổi trẻ hiểu biết còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu, bực mình.
- Giai đoạn 6: "Thất thập nhi tòng tâm sử dục, bất du cửu" - Tới tuổi 70, cổ lai hy thì đạt đến cảnh giới đắc đạo tâm tính và đạo đã hợp nhất, mọi thứ đã thành bản năng nên nghĩ gì hay làm gì cũng đều hợp đạo, chẳng vi phạm phép tắc (bất du cửu = không vượt ra ngoài quy tắc).
Sáu giai đoạn cuộc đời do Khổng Tử đặt ra đã khái quát đầy đủ sự phát triển của con người theo thời gian - trên tất cả phương diện. Có thể nói, đó là một mô hình lý tưởng về sự phát triển đồng bộ - hài hòa - toàn diện của con người cùng với thời gian. Có lẽ chính vì vậy, cho dù hiện tại trong khoa học đã xuất hiện nhiều loại tuổi, mà chúng ta vẫn thích sử dụng đến loại tuổi này.


(Nguyễn Đình Đức sưu tầm)

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Lời mở đầu cho cuốn HÀ ẤT CHI PHẢ TỘC bản in.


   I/ Mấy nét về Gia Phả nói chung

    Người  ta thường nói:  "Nước có sử, nhà có phả".
    Phả đây là Gia Phả. Vậy Gia phả là gì ? theo Hán Việt tự điển (漢 越 字典) của Thiều Chửu thì:
      - Gia : Ở trong một cửa, trong một gia đình gọi là một nhà, thường có quan hệ huyết thống với nhau. Như gia trưởng (
家長) người chủ nhà, gia nhân ( 家人 ) người nhà, v.v.
     - Phả: sổ chép về nhân vật và chia  theo thứ tự  các đời, các ngành và  các bậc trưởng, thứ, ghi nhận, biểu dương công đức tổ tiên trong dòng họ hay trong một gia đình.

     Vậy, Gia phả ( 家譜 ) là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, vai trò, lai lịch và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ ... trong thời đại mà họ đã sinh ra và lớn lên của một gia đình hay một dòng họ. Đào Duy Anh trong Từ điển Hán-Việt ( 漢 越 詞 典 )định nghĩa gia phả là: “Sách ghi thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên”. Gia phả có thể được coi như một bản sử ký của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả có khi gọi là Phổ ký, có khi là Phổ truyền. Các nhà thuộc dòng dõi  vua quan, có khi gọi gia phả của vương triều mình hay gia tộc mình bằng từ ngữ trân trọng hơn: Ngọc phả, Thế phả...

     Gia phả ngày xưa các cụ chủ yếu ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của tổ tiên, người ta cho rằng bắt đầu có từ thời Sĩ Nhiếp (士燮, 137-226) làm Thái thú ở Giao Chỉ từ năm 187 đến năm 226 (cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc). Cũng có người cho rằng Gia phả sơ giản có từ thời Lý  Nam Đế (khoảng  năm 476 - 545).

     Năm Thuận Thiên thứ 17, Lý Thái Tổ (1026) cho soạn cuốn Hoàng Triều Ngọc Điệp (皇朝玉牒 ),  cuốn này  nay đã mất. Những cuốn tộc phả, thế phả đến những đời nhà Lý sau đó và nhà Trần xuất hiện nhiều.
 
     Với các dòng họ của dân bình thường, ít được soạn chép, lưu truyền  như của vua quan. Cuốn gia phả của họ Trần ở xã Đồng Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội là cuốn có niên đại sớm nhất, được soạn năm 1533.

    Theo lệ cổ, gia phả chỉ lưu ở nhà trưởng họ ( 族長  ) và chép theo trực hệ ( 直系  ) từng Chi (支派, ) chủ yếu là ngành Trưởng (長房   ) thường được giữ kín, ít được phổ biến nên ít người biết và chỉ có một bản, đã thất lạc là rất khó phục hồi.

     Gia phả giúp người ta nhớ ngày giỗ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nhờ gia phả, con cháu biết nguồn gốc gia tộc từ đâu đến đâu, họ hàng trên dưới xa gần ra sao. con cháu các đời sau hiểu ngọn ngành, tông chỉ nhà mình thế nào.  Người xưa quan niệm: trong một nhà một họ mà gốc rễ không tường tận, thì trong con cháu thường xảy ra những chuyện có hại cho gia đạo. Có gia phả, con cháu sẽ nắm chắc ngày giỗ ông bà, không cưới gả với người trong họ, nắm rõ thứ thế để trong giao tiếp, cư xử phù hợp với phong tục của người Việt.

    Các cụ ngày trước coi Gia phả là gia bảo. Phả hệ của phương Đông luôn luôn lấy vị tổ tiên chung của cả họ làm cội nguồn để viết cho đến thời điểm hiện tại, người phương Tây thì lấy bản thân là trung tâm để truy ngược dần lên đến tổ tiên, theo phương thức tìm nguồn.

  II/ Vì sao tôi biên soạn “ Hà Ất Chi Phả tộc”?
       Tôi ngày xưa vì hoàn cảnh đặc biệt nên chủ yếu sống với bên ngoại. Với tôi, cho đến hiện nay, họ ngoại vẫn gần gũi hơn họ nội. Có lẽ vì cả quá khứ của tuổi thơ tôi chỉ gắn với bên ngoại. Xét về dòng máu thì với một người,  nội và ngoại như nhau, đều 50% và 50%. Bởi chúng ta đang theo phụ hệ nên lấy  họ là họ của người cha. Chỉ khác nhau điều đó thôi.

       Trước đây tôi cũng không quan tâm lắm đến gia phả, nhưng từ khi nghỉ hưu, sau khi biên soạn xong cuốn  "Thần tích thôn Nga My Thượng và những vấn đề liên quan”, tôi có chú ý đến gia phả bên nội và bên ngoại. Bên nội thì chỉ có bản ghi chép ngày Kỵ húy của các cụ  cách đây 3 đời, trước nữa không có do loạn lạc, chiến tranh, rồi cháy nhà nên mất cả.

        Bên ngoại thì cậu tôi có ghi chép  lại theo di ngôn của ông ngoại tôi từ đời thứ nhất đến đời thứ tám. Chủ yếu là ngành trưởng, con trai. Các cụ bà  và con gái ghi đơn giản, thậm chí tên húy cũng nhiều trường hợp không có. Cái chủ yếu là ghi tên chữ ( tên tự ) và tên hiệu, ngày mất , nơi để phần mộ.  Không thấy ghi năm sinh, năm mất, do vậy không biết các cụ sống vào thời nào, hoàn cảnh xã hội ra sao.

       Do nghỉ hưu, nên có thời gian, cùng với lòng biết ơn sâu sắc  với ngoại tổ và mẹ tôi cùng các Cậu các Dì, tình cảm với các anh, chị và các em, tôi mạo muội biên soạn cuốn Gia phả họ Hà, lấy tên như cuốn Gia phả Cậu tôi đã lấy.

      Nguồn tài liệu là từ  8 bài thơ Di ngôn của Kế Chí Tiên sinh (Ông ngoại tôi ) và cuốn Gia phả ngành trưởng Hà Ất chi  của Cụ Hà Trọng Đính ( Cậu ruột tôi). Ngoài phần cơ bản đó, những tìm hiểu thêm về Tiền nhân trong quá khứ, tìm hiểu thêm về các thế hệ đang sống, tôi đã trực tiếp phỏng vấn, trao đổi qua điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp. Có những chỗ không rõ, tôi  hỏi  Cụ  Hà Thị Bính ( Dì ruột tôi ),  ông  Bùi Văn Nhương,  bà Hà Thị Hậu ( anh chị con các Bác tôi), ông Hà Đắc Di ( con Cậu tôi ) là những ngừơi cao tuổi còn nhớ nhiều sự việc.

       Cách ghi chép của tôi cũng khác với Cậu tôi và với cách lập gia phả mà mọị người vẫn làm. Cậu tôi ghi chép theo từng đời của mỗi vị tổ và theo trực hệ,  từ  vị  trưởng đời trước xuống đến vị trưởng đời sau, không đi sâu vào các nhánh thứ và các cô tổ. Vì vậy tuy gọn nhưng không đủ.

      Các cuốn gia phả khác mà tôi tham khảo thì ghi theo cây phả hệ. Cách ghi này có cái hay là nhìn tổng quát thấy rõ ngay gốc cành, phân biệt được trước, sau và mỗi quan hệ giữa các thành viên. Tuy nhiên chỉ ghi được họ tên, không ghi được các dữ liệu khác, khổ giấy để vẽ cây (cây ngày càng phát triển) nên khổ giấy phải lớn, bổ sung khó, chỉ có thể lưu giữ ở nhà trưởng mà thôi. Cách ghi này thấy được toàn cảnh nhưng không rõ chi tiết cụ thể.
      Cách ghi của tôi thoạt cũng định làm như thế, nhưng trong quá trình làm chợt nẩy ra là phải đưa lên mạng, một là dễ lưu giữ, hai là ai cũng xem được, ba là bổ sung, thay đổi, sửa chữa cũng dễ. Để khắc phục cả hai nhược điểm  mà mọi người gặp phải nếu làm theo cách cũ như đã nói trên, tôi  vẽ sơ đồ theo phạm vi từng gia đình, các gia đình ấy đều bắt nguồn từ một nhánh, một cành là các vị tổ ( vị tổ ấy có thể là  trưởng, thứ, nam, nữ và đều  được thể hiện mối liên quan với các vị cao tổ trên nữa bằng sơ đồ). Đưa lên mạng dưới dạng Blog, có thể đưa kèm hình ảnh, âm thanh, các bài viết có liên quan. Và nói chung là muốn viết thêm khi nào cũng được.

      Ngôn ngữ khi ghi chép gia phả này được xưng hô  với tư cách của em con cậu ruột tôi là Hà Trọng Thi, hiện  đang trong vai trưởng Chi. Phải  nói rõ  như vậy để khi đọc mọi người khỏi thắc mắc ( khi gặp các đại từ nhân xưng như Cô tổ, Thúc, Bá,… )

       Hiện nay trên mạng, Hà Ất Chi Phả tộc đang tồn tại dưới địa chỉ: http://www.haatchiphatoc.net/  ( hoặc vào Google và gõ: Hà ất chi phả tộc là tìm được)  và đến giờ phút này ( 22g 25 ngày 16/7/2012 ) đã có 646 lượt người vào xem. Tôi sẽ tiếp tục bổ sung, chỉnh lý thêm khi có điều kiện.
       
         Tuy nhiên ở quê không phải ai cũng có máy tính và  dù có cũng không có điều kiện truy cập vào mạng để xem . Vì vậy tôi in ra một vài bản đen trắng tạm thời để các vị trưởng của các nhà sử dụng,  sau này nếu điều kiện cho phép sẽ in màu.

         Mong rằng cuốn Gia Phả này góp phần lưu truyền công đức của tổ tiên chúng ta, làm điểm tựa tâm linh cho  con cháu ngày càng phát triển ( như đôi câu đối dưới đây), đồng thời qua đó anh em trong họ, kể cả nội ngoại   gắn bó nhau hơn.

图巩固國有史書 Hoàng đồ củng cố, Quốc hữu Sử thư

祖德流徽家存譜志 Tổ đức lưu huy, Gia tồn Phả chí
      
  Có điều gì chưa phải, xin được góp ý để kịp thời chỉnh lý
   Ngày 02/01/2012 ( tức ngày 09 tháng Chạp năm Tân Mão )
   Ngày 09/4/2012  ( tưc  ngày 19 tháng 3 năm Nhâm Thìn) chỉnh lý lần 1
   Ngày 16/7/2012 ( tức ngày  28 tháng5 năm Nhâm Thìn ) chỉnh lý lần 2

Nguyễn Đình Đức

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Tam hợp - Tứ hành xung


1. Tam Hạp - Tứ Hành Xung
Có lẽ điều này thì hầu hết ai cũng biết rồi. Người ta thường nói người này hạp tuổi người kia hoặc người này kỵ tuổi này người kia kỵ tuổi kia v.v... dựa trên 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Theo cách hình học thì nếu như mình đem 12 con giáp này chia đều nhau trên một hình tròn thứ tự thì mình sẽ có 4 tam giác cân và 3 hình chữ thập:


Trong đó 4 tam giác cân được tượng trưng cho 4 bộ Tam-Hạp:
* Tỵ - Dậu - Sửu
* Thân - Tý - Thìn
* Dần - Ngọ - Tuất
* Hợi - Mẹo - Mùi
và 3 hình chữ thập tượng trưng cho 3 bộ Tứ-Hành-Xung:
* Dần - Thân - Tỵ - Hợi
* Thìn - Tuất - Sửu - Mùi
* Tý - Ngọ - Mẹo - Dậu
Như vậy thì mình dựa trên sự liên hệ giữa các bộ Tam-Hạp và Tứ-Hành-Xung thì sẽ biết được ai hạp với ai rồi hihi... nói vậy chớ còn có sự liên kết giữa những can và chi (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Mậu, Kỹ) mới thú vị hơn.
( Sưu tầm từ MGT ) - Thanks
2. Tam hạp , tứ xung cho tuổi tác

Tam hạp : các tuổi cách nhau 4, 8, 12, 16, 20, ... tuổi
Tí - Thìn - Thân
Sửu - Tỵ - Dậu
Dần - Ngọ - Tuất
Mẹo (Mão) - Mùi - Hợi

Tứ xung : các tuổi cách nhau 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21 .... tuổi
Tý - Ngọ - Mẹo - Dậu
Sửu - Mùi - Thìn - Tuất
Dần - Thân - Tỵ - Hợi (hình như cái này là nặng nhất)
( DN - Thanks )
3. TUỔI KHẮC

Tứ hành xung :
1 / Tý , Ngọ , Mẹo và Dậu
2 / Thìn , Tuất , Sửu và Mùi
3 / Dần , Thân , Tỵ và Hợi

Mổi cụm tứ xung , nếu xét kỹ sẽ thấy
1 > Tý và Ngọ khắc kị , chống đôi nhau mạnh .Còn Mẹo và Dậu cũng vậy .Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chớ không khắc mạnh .Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế .
2 > Thìn khắc chế và kị Tuất . Sửu khắc chế Mùi .Còn Thìn chỉ xung với Sửu , Mùi . Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi .
3 > Dần khắc chế Thân . Tỵ khắc chế Hợi . Dần xung với Hợi . Thân cũng vậy .

4. TUỔI HỢP

Gồm 4 nhóm theo 3 cụm , nên gọi là : Tam hợp như sau :
A ) Thân , Tý và Thìn ( Tạo thành Thủy cuộc )
B ) Tỵ , Dậu và Sửu ( Ta.o thành Kim cuộc )
C ) Hợi , Mẹo và Mùi ( Tạo thành Mộc cuộc )

NGOÀI RA , CÒN NÊN LƯU Ý MỘT SỐ TUỔI CÓ XUNG KHẮC :
Tuổi Tý __ khắc __tuổi Mùi và Tỵ
Tuổi Sửu __ khắc __ tuổi Ngọ
Tuổi Dần __ khắc __ Tỵ
Tuổi Mão __ khắc __ Thìn và Thân
Tuổi Thân __ khắc __ Hợi
Tuổi Dậu __ khắc __Tuất và Dần
5. Thiên can của nam : Khă'c Kỵ : Hợp
Giáp ( Khă'c ) Canh ( Hợp ) Kỷ
Ất ___________ Tân ________ Canh
Bính ___________ Nhâm ________ Tân
Đinh ___________ Quy' _________ Nhâm
Mậu ___________ Giáp _________ Quy'
Kỷ ___________ Ất __________ Giáp
Canh ___________ Bính _________ Ất
Tân ___________ Mậu _________ Đinh
Nhâm ___________ Kỷ _________ Mậu
Những thiên can như Ất , Giáp ... v.v .. cho ta biết mình thuộc mạng gi và thiên can này có liên quan đến ngủ hành ( Ngủ hành là KIM , MỘC , THỦY , HỎA , THỔ chứ không phải ngủ hành là ngủ ngoài bụi cây hành đâu nhé ) .hihị j /k
Giáp + Ất ____thuộc MỘC
Bính + Đinh _______ HỎA
Mậu + Kỷ _______ THỐ
Canh + Tân _______ KIM
Mhâm + Quy' _______ THỦY
Tam hợp - Tứ hình xung của Địa chi
Đây là bài viết của bác Ngươi co don bên Vnthuquan
Tam hợp là 1 liên kết chậm nhưng bền lâu. Ngoài Tam Hợp ra , trong khoa Trạch Cát , PT , Tử Vi , Lý Số còn sự thuận hợp khác nữa:
_ LỤC HỢP : Tý+Sửu , Dần+Hợi , Mẹo+Tuất , Thìn+Dậu , Tị+Thân , Ngọ+Mùi.
Nói là Lục Hợp nhưng cũng còn phân ra làm 2 trường hợp nữa:
a/. Trong hợp có khắc : Là các trường hợp Tý+Sửu , Mẹo+Tuất , Tị+Thân
Vì sao? Sửu Thổ khắc Tý Thủy ,Mẹo Mộc khắc Tuất Thổ , Tị Hỏa khắc Thân Kim. Rơi vào trường hợp này , thường thì khắc khẩu, dễ bất đồng ý kiến.
b/. Trong hợp có sinh : Là các trường hợp còn lại kia. Vì lý do tương sanh của ngũ hành,tính như trên
_ Ngoài cái Địa Chi , người ta còn tính cái Thiên Can nữa. Có 10 Thiên Can : Giáp , ất , bính đinh , mậu , kỷ , canh , tân , nhâm ,quý. Khi 10 Thiên Can phối với 12 Địa Chi được 60 trường hợp , đó là " 60 năm cuộc đời " MLH hát đấy , mà dạn trong nghề gọi là Lục Thập Hoa Giáp vậy.
Trong phạm vi bài này , NCD tôi chỉ xin nói qua về Ngũ Hợp của Thiên Can thôi ,để bổ sung cho ý của bạn nad được trọn vẹn hơn.10 thiên Can đó hợp hóa thành :
Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ , Ất hợp với Canh hóa Kim , Bính hợp với Tân hóa Thủy , Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc , Mậu hợp với Quý hóa Hỏa.
Các trường hợp chúng hóa thành 1 Ngũ hành khác chính là yếu tố rất quan trọng trong dự đoán Tứ Trụ (hay Bát Tự cũng thế), và trong PT cũng xài hợp hóa này, trong Trạch Cát chọn ngày cũng cần nó, rất quan trọng. Và 1 điều mà NCD tôi muốn nói, rất quan trọng trong lĩnh vực bói toán, mà nhiều thầy bói cố tình đánh lạc hướng hay che giấu, đó là : THIÊN CAN LÀ CHÁNH NGŨ HÀNH. Chính sự Sinh-Khắc của Thiên Can mới là yếu tố quan trọng , hơn cả Địa Chi. Sự sinh khắc này dựa trên Ngũ Hành của chúng thôi:
Giáp-Ất thuộc Mộc , Bính-Đinh thuộc Hỏa ,Mậu-Kỷ thuộc Thổ ,Canh-Tân thuộc Kim , Nhâm-Quý thuộc Thủy. Và chúng vẫn Sinh -Khắc như Ngũ Hành bình thường vậy ( là Mộc khắc Thổ , Hỏa khắc Kim , Kim sanh Thủy....vv....)
Nói đến Tứ Hình Xung gần như ai cũng từng nghe qua ít nhất 1 lần trong đời nhưng mấy ai biết trong đó có nặng có nhẹ , có lúc lại không xung , có lúc lại hóa tốt ?
Tứ Hình Xung chia làm Thượng ,Trung ,Hạ. Nặng nhất là Thượng , chính là trường hợp của Tý _Ngọ _ Mẹo _Dậu. Sự Xung khắc rất mạnh , trong đó cũng có chia ra thành từng cặp khắc nhau , chứ không phải khắc loạn xạ như nhiều người hiểu lầm đâu. Tý-Dậu là 1 cặp , Ngọ-Mẹo là 1 cặp , đây là thuộc cách Địa Chi tương phá. Tý-Ngọ là 1 cặp , Mẹo-Dậu là 1 cặp , đây là cách Địa Chi tương xung rất nặng , nên cẩn thận. Ngoài lề 1 tý , còn có trường hợp Dậu-Dậu ,Ngọ-Ngọ là Địa Chi tương hình nữa. Sự Hình Xung của cách này nặng hơn do chúng là 4 trục chính đối xung nhau (Tý Khảm thủy, Ngọ Ly hỏa , Mẹo Chấn mộc ,Dậu Đoài kim ) , các Ngũ Hành của chúng xung khắc với nhau rất quyết liệt vậy.
Cách Tứ Hình Xung hạng trung là của Dần , Thân, Tị , Hợi. trong đó cũng phân ra thành cặp như trên : Dần-Thân , Tị-Hợi là trường hợp đối xung trực tiếp nên rất nặng. Kế đến là Dần-Tị , Thân-Hợi , đây là cách Lục Hại (Với trường hợp vợ chồng thường gây đau yếu , bệnh hoạn). Ngoài ra , còn lại Dần Hợi và Tị Thân đã là Lục Hợp ở trên rồi.
Cách thứ ba là gần như không xung, đó là Thìn Tuất Sửu Mùi, vì sao? vì chúng đều có chung Ngũ Hành là Thổ, mà Lưỡng Thổ Thành Sơn, nên chúng gần như không xung. Duy chỉ các cặp Đối Xung trực tiếp là nên tránh thôi: Thìn và Tuất, Sửu và Mùi.
Trong khoa này ngoài sự Xung khắc của Tứ Hình Xung, còn có Lục Hại :
Mùi , Tý gặp nhau lắm họa tai
Ngọ cùng Sửu đối sợ không may
Tị , Dần tương hội thêm đau đớn
Thân , Hợi xuyên nhau thật đắng cay
Mẹo thấy Thìn kia càng khổ não
Dậu trông Tuất nọ lắm bi ai
Ngoài sự Xung khắc của Địa Chi thì còn 1 sự Xung Khắc có lực mạnh hơn nữa là sự Xung Khắc của Thiên Can. Ở đây , NCD tôi muốn nói đến sự Xung Khắc khác với cách Ngũ Hành của thiên Can , đó là Thiên Can tương phá :
Giáp phá Mậu , Ất phá Kỷ , Bính phá Canh , Đinh phá Tân , Mậu phá Nhâm, Kỷ phá Quý, Canh phá Giáp, Tân phá Ất, Nhâm phá Bính, Quý phá Đinh. Cách dễ nhớ nhất là quý vị cứ đếm tới theo thứ tự, CAN THỨ 5 là Thiên Can tương phá, CAN THỨ 6 là Thiên Can tương hợp đã nói ở trên vậy. Quý vị để ý thử xem: Giáp là Dương Mộc, khắc Mậu là Dương Thổ, lại HẠP với Kỷ là Âm Thổ. Canh là Dương Kim khắc Giáp là Dương Mộc , nhưng HẠP với Ầt là Âm Mộc vậy...
Nói đến Tam Hợp , ta phải thận trọng, nhất là khi không đủ Tam Hợp thì nó sẽ phân ra làm 2 : Tiền Bán Tam Hợp, và hậu Bán Tam Hợp. Chúng lấy Địa Chi ở giửa làm ranh giới chia ra làm 2 vậy
_ Dần Ngọ Tuất : Khi không đủ thì chỉ có Dần Ngọ hợp , Ngọ Tuất hợp.
_ Hợi Mẹo Mùi : Khi không đủ thì chỉ có Hợi Mẹo hợp, Mẹo Mùi hợp.
_ Thân Tý Thìn : Khi không đủ thì chỉ có Thân Tý hợp , Tý Thìn hợp.
_ Tị Dậu Sửu : Khi không đủ thì chỉ có Tị Dậu hợp, Dậu Sửu hợp.
Xin chớ lầm cả 3 lúc nào cũng hợp là mang họa đấy! Cẩn thận! Cẩn thận !
Nguồn trích dẫn (http://vn.360plus.yahoo.com)

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH



B.- QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA NGŨ HÀNH
1. Tương sinh

9; Tương sinh là quan hệ hỗ trợ để sinh trưởng, thúc đẩy nhau cùng phát triển : Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, cứ như vậy mà tái diễn. Mỗi hành đều có 2 mặt tương quan về hành sinh ra nó và hành nó sinh ra. Thí dụ : Đối với hành Mộc, thì Hỏa là hành nó sinh ra và thủy là hành sinh ra nó
Thủy --- Mộc --- Hỏa
(Sinh nó) (Nó sinh)
Suy rộng ra thì : Đối với Mộc, Thủy sinh Mộc, vậy Thủy là Mẹ (Mẫu) còn Mộc là con (tử). Mộc sinh Hỏa thì Mộc là mẹ và Hỏa là con. Cần nhớ quy luật này để áp dụng các nguyên tắc chữa trị : "Hư bổ mẫu và thực tả tử", là 2 nguyên tắc thường được dùng.
2. Tương khắc
Quan hệ hạn chế sự thái quá : Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Mỗi hành cũng có 2 mặt tương quan về hành khắc được nó và hành nó khắc được.
Cụ thể là, gọi Mộc là Ta thì, Kim khắc Mộc, Kim là cái khắc Ta, Mộc khắc Thổ, Thổ là cái Ta khắc.
3. Phản sinh, Phản khắc
Từ trước, khi nói đến Sinh Khắc, hầu như người ta chỉ nói đến sinh khắc 1 chiều : Mộc sinh Hỏa, Kim khắc Mộc. Tuy nhiên đào sâu vào từng hoạt động của Ngũ hành ta thấy : Mộc vượng (á ) làm Thổ suy (â ) không sinh được Kim và không khắc được thủy. Vậy Mộc vượng (á ) làm Kim suy (â ) và Thủy vượng (á ). Nói cách khác, Mộc phản khắc Kim (thay vì Kim khắc Mộc) và Mộc phản sinh Thủy (thay vì Thủy sinh Mộc).
4. Tương thừa
Là quan hệ tương khắc không bình thường : Mạnh quá lấn yếu.
- Một hành nào đó, nếu quá mạnh sẽ khắc hành bị nó khắc mạnh hơn. Thí dụ : Bình thường, Can Mộc khắc Tỳ Thổ, vì giận dữ, làm Mộc gia tăng nhiều hơn sẽ khắc thổ nhiều hơn bình thường gây bụng đau, bao tử loét... Khi điều chỉnh, phải điều chỉnh ở Can Mộc.
- Ngược lại, nếu nó quá yếu sẽ bị khắc chế mạnh hơn bởi hành khắc được nó.
Thí dụ : Trong chứng Lao Phổi, người bệnh hay sốt về chiều, phổi bệnh do Phế Kim suy yếu, theo Ngũ hành, Hỏa khắc Kim, nay Kim suy yếu, Hỏa nhân cơ hội Kim suy, khắc mạnh hơn gây sốt kéo dài, nhất là từ trưa đến chiều tối (là giờ của Hỏa vượng, Kim suy). Khi điều trị, chủ yếu phải điều trị ở Phế Kim chứ không phải ở Tâm Hỏa, cho dù có dấu hiệu của Tâm hỏa.
5. Tương vũ
Đây cũng là 1 quan hệ tương khắc không bình thường, yếu chống lại mạnh.
- Một hành nào đó, nếu mạnh quá, sẽ ức chế ngược lại hành khắc được nó.
Thí dụ : Bình thường thì Thủy khắc Hỏa, trong trường hợp bị trúng nắng, sức nóng (nhiệt) bên ngoài làm cho Hỏa khí bị kéo theo, mạnh hơn, bùng lên, khắc ngược lại Thủy làm cho Thủy suy, gây đổ mồ hôi, sợ lạnh... Khi điều trị, phải điều chỉnh ở Hỏa chứ không phải ở Thủy.
- Ngược lại, nếu nó quá yếu, sẽ bị hành mà nó khắc trở nên khắc ngược lại nó.
Thí dụ : Trong trường hợp Trụy Mạch, Hỏa suy kém gây lạnh người, huyết áp thấp, Kim nhân cơ hội Hỏa suy, bùng lên khắc ngược trở lại Hỏa, làm cho thở nhanh hơn, tim đập chậm hơn, có khi gây ngưng đập.
Như vậy, Ngũ Hành Sinh Khắc qua lại 2 chiều chứ không phải chỉ có 1 chiều.
[
[../GENERAL/footpage.htm]

Ngũ hành

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngũ hành
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, KimThủy (tiếng Trung: 木, 火, 土, 金, 水; bính âm: Mù, huǒ, tǔ, jīn, shuǐ). Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.
Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 - Sinh) còn gọi là Tương Sinh và (克 - Khắc) hay Tương Khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.
  • Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
  • Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ nhục,bổ - tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore ... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự v.v.
Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.

Các quy luật

Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
  • Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
  • Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).


Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.

Quan hệ với các lĩnh vực khác

Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Số Hà Đồ 3 2 5 4 1
Cửu Cung 3,4 9 5,8,2 7,6 1
Thời gian trong ngày Rạng sáng Giữa trưa Chiều Tối Nửa đêm
Giai đoạn Sinh Dương cực Hoàn chỉnh Dương cực Âm-Dương cân bằng Sinh Âm cực Hoàn chỉnh Âm cực
Năng lượng Nảy sinh Mở rộng Cân bằng Thu nhỏ Bảo tồn
Bốn phương Đông Nam Trung tâm Tây Bắc
Bốn mùa Xuân Hạ Chuyển mùa (mỗi 3 tháng) Thu Đông
Thời tiết Gió (ấm) Nóng Ẩm Mát (sương) Lạnh
Màu sắc Xanh Lục Đỏ Vàng Trắng/Da Cam Đen/Xanh lam
Thế đất Dài Nhọn Vuông Tròn Ngoằn ngèo
Trạng thái Sinh Trưởng Hóa Thâu Tàng
Vật biểu Thanh Long Chu Tước Kỳ Lân Bạch Hổ Huyền Vũ
Mùi vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Cơ thể Gân Mạch Thịt Da lông Xương tuỷ não
Ngũ tạng Can (gan) Tâm (tim) Tỳ (hệ tiêu hoá) Phế (phổi) Thận
Lục phủ Đởm (mật) Tiểu trường (ruột non) Vị (dạ dày) Đại trường (ruột già) Bàng quang
Ngũ khiếu Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Ngũ tân Bùn phân Mồ hôi Nước dãi Nước mắt Nước tiểu
Ngũ đức Nhân Lễ Tín Nghĩa Trí
Xúc cảm Giận Mừng Lo Buồn Sợ
Giọng Ca Cười Khóc Nói (la, hét, hô) Rên
Thú nuôi Chó Dê/Cừu Trâu/Bò Heo
Hoa quả Mận Táo tàu Đào Hạt dẻ
Ngũ cốc Lúa mì Đậu Gạo Ngô Hạt kê
Thập can Giáp, Ất Bính, Đinh Mậu, Kỷ Canh, Tân Nhâm, Quý
Thập nhị chi Dần, Mão Tỵ, Ngọ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Thân, Dậu Tý, Hợi
Âm nhạc Mi Son Đô La
Thiên văn Mộc Tinh (Tuế tinh) Hỏa Tinh (Huỳnh tinh) Thổ Tinh (Trấn tinh) Kim Tinh (Thái Bạch) Thủy Tinh (Thần tinh)
Bát quái ¹ Tốn, Chấn Ly Khôn, Cấn Càn, Đoài Khảm
Ghi chú:
  1. Đây là 8 quẻ cơ bản, từ đó biến ra 64 quẻ của Kinh Dịch.